Khu quần thể đền Gióng ở Sóc Sơn nằm tại núi Vệ Linh hay còn gọi là núi Sóc. Di tích gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân vào thời Vua Hùng. Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 20km nên đây luôn là điểm đến văn hóa thu hút du khách. Nếu bạn chưa đến đây hãy bỏ túi ngay những kinh nghiệm du lịch đền Gióng, Sóc Sơn 2024 thú vị dịp cuối tuần trước khi lên đường nhé.
Kinh nghiệm du lịch đền Gióng, Sóc Sơn 2024
Thành Gióng còn là một trong bốn vị Tứ Bất Tử trong tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Ông là tượng trưng cho tinh thần dũng cảm chống giặc ngoại xâm và sức mạnh của sự đoàn kết cùng tuổi trẻ. Cụm di tích đền Gióng tọa lạc tại chân núi Sóc Sơn.
Nên đi đền Gióng vào thời gian nào? Thời điểm thích hợp nhất để tới đền Gióng
Lễ hội đền Gióng được diễn ra thường niên vào ngày 6 tới 8 tháng Giêng, vì vậy thời điểm tốt nhất để du lịch đền Gióng đó chính là vào những ngày lễ hội này.
Khi lễ hội Gióng diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ như: Lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng nơi thờ Thánh Gióng. Điểm nhấn đặc biệt trước khi diễn ra hội chính thức là vào đêm mùng 5 âm lịch tại đền diễn ra lễ Dục Vọng để mời thánh về với các lễ vật được chuẩn bị chu đáo.
Nếu bạn không thích sự đông đúc mà thích không gian yên tĩnh thì có thể tới đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm đều rất tuyệt vời.
Hướng dẫn di chuyển tới Đền Sóc
Đi đền Gióng bằng phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy)
Có 02 đường để bạn có thể di chuyển tới Đền Sóc đó là:
+ Hướng đi cầu Nhật Tân: Bạn đi đường cầu Nhật Tân nhưng đến đoạn rẽ ra quốc lộ 5 thì bạn đừng rẽ mà chạy thẳng cho tới khi gặp QL18 thì rẽ vào đó trước khi rẽ trái vào quốc lộ 3. Bạn chạy thêm một chút nữa là có biển chỉ dẫn ngay gần cụm di tích Đền Sóc.
+ Cầu Thăng Long: Bạn đi theo hướng đường cầu Thăng Long – Nội Bài đến ngã tư đoạn giao cắt với quốc lộ 18 thì bạn rẽ vào vòng ra sau lưng sân bay Nội Bài và chạy tiếp theo đường 131 đến khi gặp quốc lộ 3 thì rẽ trái thêm một đoạn ngắn nữa là tới đền Gióng.
Note:
- Nếu chạy xe máy thì bạn nhớ lắp gương chiếu hậu và mang đầy đủ giấy tờ nhé vì đoạn ở quốc lộ 18 luôn có công an giao thông đứng để bắt lỗi.
Đi đền Gióng bằng phương tiện công cộng (xe bus)
Bạn có thể đi tuyến bus số 15 Gia Lâm – Phố Nỉ rồi dừng ở điểm có biển chỉ dẫn vào đền Gióng bên ngoài quốc lộ 3 và từ đây bạn bắt taxi hay xe ôm vào chừng 3km nữa là tới. Vì vào khu di tích lại đi bộ và leo núi nữa nên bạn nhớ giữ sức nhé.
Có gì hay ở đền Gióng? Các điểm tham quan nổi bật ở đền Gióng
Đền Hạ – Đền Trình: Điểm đến đầu tiên trong cụm di tích chính là đền Hạ, đề Trình nơi thờ những vị thần trong truyền thuyết. Bên ngoài đền là cây đa cổ thụ bên hồ nước xanh biếc, dưới gốc đa là những linh vật bằng đá đang ngồi chầu về phía Đền.
Đền Mẫu: Đền Mẫu chính là nơi thờ mẹ của Thánh Gióng và đây cũng là ngôi đền nhỏ nhưng được trạm trổ vô cùng tinh xảo và tinh tế. Ngay trước cửa có đề dòng chữ “Phù Đổng danh truyền Thiên Thượng Mẫu”. Bên trong khuôn viên còn có giếng Mẫu với màu nước xanh mát quanh năm. Nhưng hiện tại giếng này được quá nhiều du khách ném tiền lẻ xuống nên ban quản lý di tích đã che miệng giếng lại để tránh hành động đó.
Chùa Đại Bi: Đây là ngôi chùa lập nên để thờ những vị sư cao tuổi ngày xưa vì yêu mến cảnh vật mà ở lại đây tu tới khi thành chính quả.
Nhà bia: Nhà Bia được xây dựng hoàn toàn bằng đá phiến nên vô cùng vững trãi với phần đỉnh như chóp nón nhìn xa tựa chiếc mũ sắt của thánh Gióng năm xưa. Theo người dân Sóc Sơn thì nhà bia đã tồn tại hàng trăm năm qua.
Tượng đài Thánh Gióng: Tượng đài được xây dựng và
Đền Thượng: Đền thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương, một trong tứ bất tử của văn hóa dân gian Việt Nam.
Vào năm 2008 và khánh thành vào năm 2010. Tượng đài được làm bằng đồng nguyên chất với các thông số: Cao 11,07m; độ vươn ra là 16m, nặng 85 tấn. Đây cũng chính là công trình chào mừng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long
Chùa Non Nước: Chùa Non Nước tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền Tự nằm ở độ cao 110m so với chân núi. Chùa có một không gian khoáng đạt, gần gũi với thiên nhiên yên tĩnh. Trong chùa có bức tượng phật Tổ Như Lai bằng đồng nguyên khối nặng tới 30 tấn và cao 8m.
Nếu bạn là một người có sức khỏe tốt thì nên đi bộ lên chùa để tận hưởng thiên nhiên, ngắm nhìn toàn cảnh khu di tích nhưng nếu sức khỏe không ổn định thì bạn có thể đi xe ôm cả đi cả về với giá chừng 70k thôi.
Những lưu ý khi tham quan khu di tích Đền Gióng
- Di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì tuyệt đối chấp hành luật giao thông đường bộ đặc biệt là gương chiếu hậu trái và giấy tờ tùy thân.
- Nếu xác định leo bộ lên tượng đài thì cần chuẩn bị đồ đạc gọn nhẹ, đi giày thể thao, thoải mái, mang theo nước uống (nhiều nhất có thể vì leo núi vô cùng mệt, khát nước) và một số đồ ăn nhẹ để tránh tình trạng tụt huyết áp.
- Các bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một chiếc mũi lưỡi trai để đội nếu trời có nắng.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh nghiệm du lịch núi Hàm Lợn
- Kinh nghiệm du lịch ngoại thành Hà Nội
- Kinh nghiệm du lịch Thành Cổ Loa
Trên đây là những thông tin hữu ích về kinh nghiệm du lịch đền Gióng, Sóc Sơn 2024 thú vị dịp cuối tuần hi vọng bạn đã có thêm sự lựa chọn cho chuyến đi sắp tới của mình. Dulichfun rất vui vì được đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường.
chúng tôi đi bằng xe ca 45 chỗ có đi lên đền thượng có tượng Thánh Gióng được không
Không lên được tới đền Thượng đâu bạn nhé, nhưng sẽ có bãi đỗ xe gần đó để bạn leo lên đền Thượng