Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa cổ kính mang trong mình một nét đẹp đặc trưng. Nếu như bạn muốn tìm một nơi thanh tịnh, cổ kính thì nhất định nơi này sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Bỏ túi ngay kinh nghiệm du lịch chùa Thầy đường đi, xe bus để bạn có được một chuyến đi hoàn hảo nhất nhé.
Kinh nghiệm du lịch chùa Thầy 2024
Thông tin tổng quát về du lịch chùa Thầy
Vị trí: ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Nam.
Mô tả: Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật tích.
Hướng dẫn đường đi tới chùa Thầy
Cách Hà Nội chừng 20km bạn có thể tới được chùa Thầy theo 2 hướng xe bus hoặc phương tiện cá nhân đường bộ khác:
+ Xe bus: Để tới được chùa Thầy bạn bắt tuyến 73 với thông tin cụ thể sau nhé:
- Lộ trình: BX Mỹ Đình – Chùa ThầyChiều đi:Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Quay đầu tại Đình Thôn – Phạm Hùng – Hồ Tùng Mậu – Diễn – Nhổn – Quốc lộ 32 – Trôi – Ngã 4 Trôi – Đường 422 – Đường 421 – Chùa Thầy (Quốc Oai)
- Giá vé: 10000VNĐ/Người/Lượt
- Số chuyến: 6 – 10 Xe chuyến/ngày
- Giãn cách chuyến: 10 – 20 Phút/Chuyến phút
+ Phương tiện cá nhân: Từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn di chuyển theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc chừng 16km là tới cầu vượt Sài Sơn. Bạn rẽ phải thêm 1km nữa là tới được chùa Thầy
Du lịch chùa Thầy đi tham quan những đâu?
Chùa Thầy là một quần thể kiến trúc gồm: Chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, gác Chuông, gác Trống, chùa Cao, chùa Một Mái, chùa Long Đẩu, đền Thượng, đền Quán Thánh, đền Văn Xương, quán Hoàng Xá…
Các công trình kiến trúc này tọa lạc ở một thế đất vô cùng thiêng liêng và đắc địa mà người xưa gọi là Hàm Rồng. Ngày xưa chúa Trịnh Căn đã phác họa một bài ký ngắn trên vách núi của chùa Thầy với hàm ý rằng “Chùa Thầy là một viên ngọc nổi lên giữa gạch đá, rạng vẻ xuân tươi khắm bốn mùa”. Do vậy bạn có thể tin chắc rằng ngôi chùa vùng đồng bằng Bắc bộ này vô cùng khác biệt và đặc sắc so với các ngôi chùa khác. Chùa Thầy không có nghi môn, tam quan mà là nơi vừa thờ Phật vừa thờ thánh.
Lễ hội ở chùa Thầy
Lễ hộ truyền thống ở chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 âm lịch trong đó ngày hội chính là 7/3 hằng năm. Những nghi lễ chính trong hội gồm: Tắm tượng (mộc dục), lễ nghinh bài vị Đức thánh Từ Đạo Hạnh từ chùa Thượng xuống chùa Trung, lễ cúng yên vị, lễ tế, lễ rước… Trong những ngày diễn ra lễ hội thì người dân và du khách còn có cơ hội để được xem trình diễn múa rối nước cùng nhiều trò chơi dân gian độc đáo, sôi động.
Ăn uống khi đi du lịch chùa Thầy
Để tiết kiệm chi phí du lịch chùa Thầy thì bạn nên mang theo đồ ăn, nước uống đi nhé! Cạnh chùa Thầy cũng có nhà hàng, quán ăn nếu như bạn không muốn mang theo thức ăn đi theo.
Những lưu ý khi đi du lịch chùa Thầy không bị chặt chém
- Tuyệt đối không để người dân sắp lễ cho mình vì họ sẽ chèn ép và lấy giá cực cắt cổ.
- Bạn nên cảnh giác không nên để người dân thuyết minh về lịch sử của chùa vì bạn sẽ bất đắc dĩ phải trả thêm 100k tới 300k. Chùa có bản đồnên bạn cứ đi theo sự chỉ dẫn của bản đồ nhé chắc chắn không lạc được đâu đó.
- Khi vào thăm hàng Xương bạn nên thuê đèn pin với giá chỉ khoảng 5k/lần cũng như ngoài chùa sẽ có người muốn chỉ dẫn cho bạn để tham quan hang họ không nói giá trước nhưng sau đó sẽ xin bạn 200k đó nên bạn nhớ lưu tâm làm giá trước nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh nghiệm du lịch Ba Vì
- Kinh nghiệm du lịch ngoại thành Hà Nội
- Kinh nghiệm du lịch Hà Nội bằng xe bus
Trên đây là những thông tin quan trọng về kinh nghiệm du lịch chùa Thầy đường đi, xe bus hi vọng bạn đã có thêm sự lựa chọn cho chuyến đi sắp tới của mình. Một nơi thanh tịnh, yên bình, không gian khoáng đạt, trong lành chắc chắn sẽ giúp bạn trút hết ưu phiền để quay về với cuộc sống hiện tại.
Giờ tuyến 73 k còn nữa ad ơi
Còn bạn nhé