
Đầu xuân năm mới luôn là thời điểm diễn ra rất nhiều lễ hội lớn, hấp dẫn ở miền Bắc. Mỗi lễ hội đều có những nét đẹp và đặc trưng riêng của từng vùng. Nếu bạn đang có dự định du xuân thì hãy theo dõi những lễ hội đầu năm ở miền Bắc độc đáo, đặc sắc cụ thể về địa điểm và thời gian diễn ra của từng lễ hội dưới đây nhé.
Những lễ hội đầu năm ở miền Bắc
Lễ hội chùa Keo – Thái Bình (Ngày 4/1 Âm lịch)
Một trong những lễ hội lớn, hấp dẫn ở miền Bắc phải nói đến đó là lễ hội chùa Keo. Đây là lễ hội sôi nổi, thu hút được rất nhiều du khách thập phương từ khắp mọi nơi tới tham dự. Trong lễ hội chùa keo gồm có lễ rước kiệu, long đình, tiểu đình, hương án, thuyền rồng giúp du khách tha hồ khám phá. Bên cạnh đó, ngay trên sông Trà Lĩnh ở trước chùa còn diễn ra rất nhiều các cuộc thi dân gian và các hoạt động thú vị như: Cuộc thi bơi, thi kèn trống, bơi thuyền, các tiết mục văn nghệ biểu diễn các điệu múa cổ… Đảm bảo khi tới đây, bạn sẽ có được rất nhiều trải nghiệm vui vẻ, đáng nhớ đấy nhé.
- Địa điểm: Xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Thời gian diễn ra Hội xuân 4/1 Âm lịch, hội thu từ 13-15/9 Âm lịch.
Lễ hội chùa Keo
Hội đền Gióng – Sóc Sơn, Hà Nội (Từ 6/1 Âm lịch)
Hội đền Gióng là một lễ hội truyền thống ở miền Bắc và theo truyền thuyết xa xưa kể lại, nơi đây trước kia từng là điểm dừng chân của Thánh Gióng bay về trời sau khi dẹp loạn giặc ngoại xâm, lấy lại sự yên bình cho đất nước. Khi tham gia lễ hội, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những nghi thức độc đáo, hấp dẫn trong lễ hội như: Lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng… vô cùng thú vị.
Lễ hội đền Gióng có từ rất lâu đời, nhưng đến mãi năm 2011, lễ hội này mới được UNESCO chứng thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bên cạnh đó, ngoài địa điểm Sóc Sơn – Hà Nội, lễ hội đền Gióng còn được tổ chức ở làng Phù Đồng – Gia Lâm – Hà Nội nữa nhé.
- Địa điểm: Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
- Thời gian: Lễ hội kéo dài trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch.
Lễ hội Chùa Hương – Hà Nội (Từ 6/1 đến hết tháng 3 Âm lịch)
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, du khách từ khắp nơi trên tổ quốc lại đua nhau kéo về huyện Mỹ Đức để tham dự lễ hội Chùa Hương để cầu mong sự may mắn, bình an cho một năm mới tốt đẹp nhất đối với những người thân yêu gia đình mình. Bên cạnh đó, khi đến với lễ hội lớn nhất miền Bắc như Chùa Hương bạn còn có cơ hội được ngồi thuyền ngao du, khám phá khung cảnh thiên nhiên sông, núi vô cùng tuyệt đẹp ở đây nhé.
Giá vé đi tham quan Chùa Hương khoảng bao nhiêu? Theo những thông tin và kinh nghiệm du lịch Chùa Hương của mình thì giá vé tham quan khoảng 50.000VND/người và vé đi đò rơi vào khoảng 40.000VND.
- Địa điểm: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
- Thời gian: Diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng Âm lịch cho tới hết tháng 3 Âm lịch.
Lệ hội chùa Hương
Hội Xoan – Phú Thọ (Từ ngày 7 đến ngày 10 tháng Giêng)
Nằm trong danh sách những lễ hội xuân thú vị ở miền Bác, hội Xoan được diễn ra vào ngày 7 đến ngày 10 tháng giêng hàng năm. Du khách tới đây sẽ được tham dự tiệc chay cầu Xuân dâng Thành hoàng lớn nhất Phú Thọ. Hơn thế nữa, đến ngày mùng 10 tháng giêng, nơi đây còn có diễn ra chương trình, trình làng nghề ở bãi sông đình làng nữa nhé, với rất nhiều hoạt động thú vị như: Tát nước, cày, bừa, gieo mạ, bán bông…
- Địa điểm: Làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ.
- Thời gian: Từ ngày mùng 7 đến mùng 10 tháng Giêng.
Hội chợ Viềng – Nam Định (Ngày 8 – 1)
Hội chợ Viềng là một lễ hội đầu xuân đặc sắc ở miền Bắc mà bạn không nên bỏ lỡ. Khi đến đây, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn và mua sắm rất nhiều các mặt hàng đa dạng từ quần áo, giày dép, các mặt hàng thời trang cho đến những mặt hàng vật dụng gia đình đều có cả. Nhưng chủ yếu vẫn là những mặt hàng cây cảnh, vật nuôi, dụng cụ sản xuất nhà nông… luôn được bán nhiều nhất. Chắc chắn khi đến với lễ hội chợ Viềng, bạn sẽ có rất nhiều ấn tượng khó quên đấy.
- Địa điểm: Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
- Thời gian: Diễn ra vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Hội chợ Viềng
Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh (Từ 10/1 đến hết tháng 3 âm lịch)
Trong những lễ hội xuân lớn nhất ở miền Bắc thì chắc hẳn không thể bỏ qua lễ hội Yên Tử. Lễ hội này không chỉ thu hút du khách thập phương bởi các hoạt động linh thiêng thờ cúng như: Bái Tổ Trúc Lâm, lễ dâng hương cúng Phật, văn nghệ diễn xướng tái hiện lịch sử dân tộc… mà hội Yên Tử còn hấp dẫn khách du khách du lịch bởi rất nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: Múa rồng, múa lân, biểu diễn võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian… vô cùng sôi nổi và lý thú.
Ngoài ra, khi đến với lễ hội Yên tử bạn còn có cơ hội tham quan và khám phá rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng ở Quảng Ninh nữa nhé. Bên cạnh đó, ở Yên Tử với khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời, cùng không gian yên bình tĩnh lẵng, rất thích hợp cho việc thư giãn đấy.
- Địa điểm: Xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian: Bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
Hội Lim – Bắc Ninh (Ngày 13 tháng Giêng)
Không chỉ là lễ hội lớn và nổi tiếng ở Bắc Ninh, hội Lim còn được xem là một trong những lễ hội đầu năm độc đáo, hấp dẫn ở miền Bắc nữa nhé. Du khách đặt chân đến lễ hội không chỉ được hòa mình vào không gian sôi nổi, náo nhiệt, trải nghiệm rất nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng ở nơi đây, mà bạn còn được lắng nghe những câu hát quan họ truyền thống Bắc Ninh mượt mà, êm dịu của các liền anh, liền chị, rất tuyệt vời. Hơn thế nữa, bạn còn được tham dự rất cuộc thi và trò chơi dân gian thú vị ở hội Lim như: Đấu võ, đầu cơ, đấu vật, nấu cơm, đu quay…
- Địa điểm: Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Thời gian: Ngày 13 tháng Giêng hàng năm.

Lễ hội đền Trần – Nam Định (Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng)
Nếu nói tới các lễ hội ở miền Bắc nổi tiếng, hút khách thì không thể không kể tới lễ hội đền Trần ở Nam Định. Đây là ngôi đền linh thiêng, thu hút rất nhiều du khách tới ghé thăm, đặc biệt là vào dịp lễ hội, mọi người tới đây để mua/xin được tờ ấn cầu mong may mắn đến với mình, công danh sự nghiệp được thăng tiến. Bên cạnh đó, ở đền Trần (Gồm 3 đền: Thiên Trường, Cố Trạch, Trùng Hoa) còn thường xuyên diễn ra những buổi hầu đồng và lên đồng cũng rất hay nhé.
- Địa điểm diễn ra lễ hội: Đền Trần (thành phố Nam Định).
- Thời gian: Từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Hội đền Hùng – Phú Thọ (Từ mùng 9 đến ngày 13 tháng 3 âm lịch)
Được xem là lễ hội nổi tiếng, đặc sắc nhất ở miền Bắc, thu hút hàng ngàn, hàng vạn du khách đến từ khắp mọi tới tới dự để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tới các vua Hùng, những người đã có công dựng nước và giữ nước. Trong lễ hội đền Hùng có rất nhiều nghi thức độc đáo, thú vị như rước bánh chưng, bánh giày… nhưng trong đó thú vị nhất phải kể đến chương trình rước kiệu vua Hùng và dâng hương. Ngoài ra, khi tham gia lễ hội, bạn còn được trải nghiệm rất nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn và nhưng trò chơi dân gian thú vị như: Cuộc thi đấu vật, thi bơi, kéo co, hát xoan…
- Thời gian diễn ra lễ hội: Từ ngày 9 đến 13 tháng 3, chính hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
- Địa điểm: Đền Hùng (Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ).

Lễ hội Bà chúa Kho – Bắc Ninh (Từ ngày 14 đến hết tháng Giêng)
Một lễ hội lớn tại miền Bắc, thích hợp với những người làm ăn, buôn bán. Các thương gia sẽ tới đây tham dự lễ dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng), với mục đích vay vốn để làm ăn và cuối năm trả lễ. Phong tục này đã có từ rất lâu đời và cho tới ngày nay, nó vẫn còn được lưu truyền rộng rãi.
- Địa điểm: Làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Ngày khai hội vào ngày 14 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng.
Trên đây là danh sách những lễ hội đầu năm đặc sắc nhất ở miền Bắc, mang đậm văn hóa dân tộc. Hy vọng rằng, những thông tin lễ hội đầu xuân ở miền Bắc này sẽ giúp bạn có được những chuyến du xuân thú vị và đáng nhớ hơn nhé.